Không ít người tròn mắt ngạc nhiên khi nghe nhắc đến nghề mài kềm cắt da, cắt móng (hay còn được sử dụng với cái tên là kềm nhặt da). Không ít người tròn mắt ngạc nhiên khi nghe nhắc đến nghề mài kềm cắt da, cắt móng (hay còn được sử dụng với cái tên là kềm nhặt da). Cũng vì sự độc đáo của nghề mài kềm mà số lượng người theo học ngày càng đông, đặc biệt là những người sống tại các nước như Hoa Kỳ, Úc, Canada, Đài Loan....do có số lượng thợ nail đông và nhu cầu mài kềm rất cao.
>> Định cư Mỹ. Học nghề gì khi không có bằng cấp dễ ổn định cuộc sống
1. Theo những người có thâm niên trong giới “chăm sóc sắc đẹp”, khoảng hơn 10 năm sau 1975, những chiếc kềm cắt móng, cắt da tay chân ngoại nhập ở thị trường nước ta khan hiếm dần nên giá rất đắt. Trong khi đó, các loại kềm nội vẫn chưa xuất hiện. Lác đác một số nơi cũng có bán các loại đồ bấm móng tay, nhưng chúng cắt không sát da, đường cắt không “ngọt” do thiếu độ bén và xài không bền nên không được ưa chuộng. Tại các tiệm uốn tóc, làm móng, người ta tận dụng tối đa những chiếc kềm cắt móng của Pháp, Đức đã có trước đó bằng cách mài lại cho bén để xài. Chiếc kềm cắt móng cứ mài đi mài lại riết rồi mòn nhẵn. Những người thợ mài sáng ý mới thử hàn thêm mũi kềm, rồi tìm cách mài bén mũi kềm mới...
Xuất phát từ nhu cầu dùng đi dùng lại kềm cắt móng, nghề mài kềm ra đời với những đặc thù riêng của nghề.
2. Tiệm mài kềm, sửa chữa các dụng cụ uốn tóc, làm móng của gia đình anh Diệp Hữu Phương nằm trên đường Bùi Thị Xuân. Anh Phương năm nay 47 tuổi, chính thức đến với nghề độc đáo này từ năm 21 tuổi, khi vừa hoàn thành khóa học điện cơ. Anh Phương kể lại: “Lúc nhỏ, tôi thích quan sát cha mài kềm; lớn lên học thành thạo điện cơ, tôi mới được cha dạy nghề. Mới vào nghề, ông chỉ cho tôi tập mài nguội, tức dùng đá hoặc dũa để mài kềm. Đến khi mài nguội thành thạo, ông mới cho tiếp xúc với máy ở khâu mài nóng. Tôi còn nhớ thời gian đầu còn dùng máy quay bằng tay, phải quay mỏi nhừ cả tay mới mài xong cây kềm.
Để mài một chiếc kềm cắt móng, đầu tiên người thợ phải kiểm tra ốc cố định 2 lưỡi kềm, nếu có biểu hiện chệch choạc thì nắn lại cho chuẩn. Sau đó, dùng máy mài cắt bỏ những phần dư ra trên lưỡi kềm. Chiếc máy mài quay vù vù, người thợ phải dùng cả hai tay giữ chặt kéo, vừa đủ mạnh để máy cắt hết phần kim loại thừa, nhưng cũng giữ khoảng cách vừa phải tránh kềm bị hao mòn. Sau đó, lưỡi kềm được mài nguội để xóa những vết xước trên mặt lưỡi, làm cho kềm bén và sáng bóng. Bước thứ tư là chỉnh lại mũi kềm, đảm bảo hai mũi kềm ôm vào nhau. Cuối cùng, người thợ kiểm tra lại chất lượng của kềm sau khi mài.
>> Xem các dòng máy mài kềm mới nhất 2019
Cây kềm cắt móng là một vật chuyên dụng đặc biệt. Kích thước nhỏ nhưng kềm lại rất cứng cáp, đặc biệt là luôn phải bén ngọt. Do vậy, theo anh Diệp Hữu Hùng, người mài kềm không chỉ có kỹ thuật cao còn phải rất tỉ mẩn. Anh Hùng tiết lộ: “Người làm nghề lâu năm, nhìn tia lửa tóe ra trong khi mài nóng là có thể biết được chất lượng thép làm nên cây kềm.
3. Hiện nay, công mài kềm cắt móng là 5.000 đồng/cây. Anh Phương cho biết, ngoài 3 thợ của tiệm mài gia đình anh, ở tỉnh ta mới có thêm một thợ mài mới. Thỉnh thoảng, Việt kiều bên Mỹ gửi về cùng lúc 80-100 cây kềm, nhờ mài với công 3-4 USD/cây. Có người tranh thủ thời gian về nước đến học cấp tốc cách mài, rồi qua lại Mỹ tự thực hành…” - anh Phương tâm sự.
Với niềm đam mê, yêu thích ngành nghề chuyên nghiệp trên 20 năm kinh nghiệmv- Quý PN, nơi đào tạo hàng ngàn thợ mài kềm trên khắp Việt Nam và các nước trên thế giới - Quiết tâm mang đến những người thợ mài kềm xuất sắc nhất.
Hoàn toàn không dùng dũa. Mài bén hơn kềm mới mua.
LH: 0862.752.757 - 0989.694.487(thầy Quí)